Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Chiến dịch tết Mậu Thân 1968

Thời gian qua ban quản trị website nhận được rất nhiều câu hỏi của quý độc giả về những vấn đề lịch sử, hôm nay ban quản trị xin phép được trả lời quý độc giả trong bài “Hỏi đáp lịch sử”.

 Hỏi: Chiến dịch mậu thân 1968 Việt Nam có bị coi là thất bại? Có phải là do khi lên kế hoạch tổng tiến công, giờ thống nhất nổi dậy bị sai lệch múi giờ giữa 2 miền dẫn đến việc không đồng loạt. Sau sự kiện này Đại tá Ha-ry G. Săm-mơ Jr (Harry G.Summers Jr), thuộc Viện nghiên cứu chiến lược, Trường chiến tranh quân đội Mỹ tự thừa nhận: Mỹ đã “thắng về chiến thuật, thua về chiến lược” như vậy có đúng không ??
Trả lời: Trước hết cần phải trả lời rõ ràng rằng chiến dịch Mậu Thân 1968 ta thắng của trên quân sự lẫn chính trị và đây là những chiến thắng to lớn mang tính bước ngoặt của cuộc chiến tranh Việt Nam. Từ thực tế trên chiến trường, kết hợp với tình hình trong nước và quốc tế, cuối năm 1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở cuộc Tiến công chiến lược Tết Mậu Thân 1968, nhằm đánh cho địch một đòn thật mạnh, làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, tạo ra sự thay đổi cơ bản cục diện chiến tranh có lợi cho ta. Trước hết ta nói tình hình chiến trường vào thời điểm ấy Mục tiêu hàng đầu của cuộc tiến công chiến lược này vẫn là tiêu diệt địch, nhưng cách đánh có nhiều nét đặc sắc mang tính nghệ thuật, tư duy chiến lược cao chưa từng có trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và cũng hiếm có trong lịch sử chiến tranh cách mạng, khiến cho Mỹ-ngụy bị bất ngờ, đó là: Về chọn thời điểm mở đầu cuộc tiến công chiến lược khi đế quốc Mỹ đang trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Quân Mỹ đã trải qua 3 năm trực tiếp tham chiến ở Việt Nam; chúng cũng từng mở hai cuộc phản công chiến lược lớn vào mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 nhưng không đạt được kết quả gì đáng kể; trái lại chúng còn bị quân và dân ta đánh cho thiệt hại nặng nề và thất bại hoàn toàn về mục tiêu chiến lược “bẻ gẫy xương sống Việt cộng”. Ngay cả âm mưu leo tháng đánh phá miền Bắc hòng ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam và uy hiếp tinh thần kháng chiến của nhân dân ta cũng không xoay chuyển được tình thế. Mỹ hầu như đã huy động mọi nỗ lực có thể cho cuộc chiến ở Việt Nam. Tính đến tháng 12-1967, Mỹ huy động vào cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam nửa triệu quân với 40% số sư đoàn bộ binh sẵn sàng chiến đấu của nước Mỹ, 30% lực lượng không quân chiến thuật, 1/3 lực lượng hải quân, chi phí chiến tranh tính đến năm 1968 đã gấp 3 lần chiến tranh Triều Tiên, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, chính sách xã hội, xây dựng quốc phòng của Mỹ. Việc chọn thời điểm tiến công chiến lược năm 1968 là năm bầu cử Tổng thống Mỹ, năm mà nước Mỹ rất nhạy cảm về chính trị cũng là một lợi thế cho ta. Đối với ta, tuy còn một số hạn chế, như vấn đề bổ sung lực lượng vũ trang tại chỗ, khả năng đánh tiêu diệt những đơn vị lớn quân Mỹ, về bảo đảm hậu cần… Song thế và lực của ta phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, ta đang ở thế thắng và đang nắm quyền chủ động trên chiến trường; lực lượng quân sự và chính trị của ta ở miền Nam đã lớn mạnh hơn bất cứ thời gian nào trước đó. Có thể nói, chọn thời điểm mở đầu cuộc Tiến công chiến lược Tết Mậu Thân 1968 được ta tạo ra và nắm bắt đúng lúc, không sớm và cũng không muộn. Nếu sớm quá, ta chưa đánh thắng hai cuộc phản công chiến lược vào hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 thì Mỹ còn mạnh và không chịu thua, chúng còn thời gian để triển khai đầy đủ chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Nếu để muộn, cuộc tiến công sau năm bầu cử Tổng thống thì áp lực quân sự khó làm lung lay ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ. Độc đáo hơn cuộc tiến công được tiến hành vào dịp Tết Nguyên đán-đúng đêm giao thừa và mồng Một Tết, khi nhiều sỹ quan tham mưu và quân báo của địch nhận định cuộc tiến công có nhiều khả năng xảy ra vào thời gian trước Tết, nhưng đến những ngày trước Tết, khi thấy tình hình vẫn im ắng thì phía Mỹ lại thêm chủ quan, lơ là mất cảnh giác. Vì vậy khi bị tiến công, địch bất ngờ và ứng phó vô cùng lúng túng. Về cách đánh, không đánh theo cách như hai mùa khô trước. Bởi vì nếu đánh như hai mùa khô trước cho dù có đạt được mục tiêu cao hơn là “tiêu diệt lữ đoàn Mỹ”, đánh gục một số sư đoàn ngụy, mở rộng vùng giải phóng, giành thêm dân thì cũng không thể tạo được chuyển biến chiến lược gì đáng kể và như vậy thì cuộc chiến tranh sẽ nhùng nhằng, kéo dài. Hơn nữa trong hơn hai năm đánh Mỹ, ta mới tiêu diệt được tiểu đoàn Mỹ, bắt tù binh, thu chưa được nhiều vũ khí, nay nâng mức đánh tiêu diệt từ tiểu đoàn lên lữ đoàn quân Mỹ, cũng khó có thể làm được. Chính vì vậy, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chọn hướng tiến công chủ yếu không phải là rừng núi và nông thôn như trong các mùa khô trước-nơi địch tương đối yếu, mà nhằm vào đô thị, trước hết là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng… nơi tập trung các cơ quan đầu não trung ương và địa phương của chính quyền Sài Gòn, mặc dù địch ở đây khá mạnh. Đây có thể nói là một bất ngờ lớn đối với địch, bởi vì chúng vẫn cho rằng bộ đội ta ít kinh nghiệm đánh thành phố và chưa có khả năng đánh vào các trung tâm chính trị, quân sự của chúng. Để tiến công bất ngờ và đồng loạt vào thành phố, thị xã trên khắp chiến trường miền Nam ta phải điều chỉnh, tăng cường lực lượng, vật chất, đưa vũ khí ém sẵn các mục tiêu trong lúc hơn một triệu quân Mỹ-ngụy và chư hầu co vào phòng ngự, trụ tại các đô thị miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Để giải quyết vấn đề khó khăn, phức tạp này, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã dùng chiến thuật điều chủ lực địch ra khỏi các thành phố, thị xã, làm cho chúng lẫm tưởng rằng mùa Xuân năm 1968, ta vẫn tiến công địch ở rừng núi là chính, bằng việc mở chiến dịch Đường 9-Khe Sanh, đánh thẳng vào khu vực phòng ngự của địch, nơi chúng quyết giữ nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc vào miền Nam. Thời điểm tiến công Khe Sanh không sớm quá và cũng không muộn quá so với thời gian Tổng tiến công và nổi dậy ở các thành phố, thị xã. Thực hiện chủ trương này, đêm 20 tháng 1 năm 1968, trước Tổng tiến công và nổi dậy 10 ngày, các sư đoàn chủ lực của ta nổ súng tiến công Khe Sanh. Ngay sau khi phát hiện chủ lực của ta đánh Khe Sanh, Bộ chỉ huy quân Mỹ ở miền Nam lập tức điều thêm 12 tiểu đoàn thuộc sư đoàn kỵ binh bay, sư đoàn 101 không vận, sư đoàn thủy quân lục chiến ngụy ra khu vực Đường 9 để đối phó. Tuy nhiên, dù nhưng vậy nhưng lực lượng địch trên toàn bộ chiến trường vẫn còn rất đông, nhất là các khu vực trọng điểm như Vùng I và III chiến thuật, Đông Nam Bộ và nhất là tại thành phố Sài Gòn tập trung 1 lực lượng lớn của địch thuộc các đơn vị trù bị và cơ động của Mỹ – Ngụy với hỏa lực cực mạnh. Một cú đập lớn để tung tóe Tại riêng thành phố Sài Gòn, mặc dù thời gian chuẩn bị gấp, nhưng ta đã vận chuyển được một khối lượng lớn vũ khí và phương tiện chiến đấu, giấu trong nhà dân gần các mục tiêu dự định tiến công. Nhưng, không phải đến lúc nhận lệnh ta mới chuẩn bị. Mà trước đó, những gì lo được, ta đã tính toán chuẩn bị. Từ năm 1965, ta đã xây dựng các hầm chứa vũ khí và hầm bí mật trong nội thành. Tính đến cuối năm 1967, ta đã thiết lập được 19 “lõm căn cứ” chính trị ngay sát những mục tiêu trọng yếu của địch, bao gồm: 325 gia đình cơ sở, 400 điểm ém quân, 12 kho vũ khí, thiết lập đường dây liên lạc và chuyển vũ khí vào gần các mục tiêu tiến công, sẵn sàng đón và đáp ứng thời cơ chiến lược. “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua, Thắng trận tin vui khắp nước nhà. Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ, Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!” Đây chính là hiệu lệnh tổng tiến công theo giờ G chiến dịch. Ðêm 29 rạng ngày 30-1-1968 (tức đêm giao thừa Tết Mậu Thân, theo lịch miền nam), quân và dân ta đồng loạt nổ súng tiến công trên toàn chiến trường miền nam, gồm 4 thành phố, 37 thị xã và hàng trăm thị trấn, 4 Bộ tư lệnh Quân đoàn địch, hầu hết các bộ tư lệnh sư đoàn, 30 sân bay và gần 100 cơ sở hậu cần của chúng. Trong đó, có những trận đánh gây chấn động lớn như trận đánh vào Dinh Ðộc lập, vào Bộ Tổng tham mưu, vào Ðài phát thanh Sài Gòn, vào tòa Ðại sứ Mỹ và đặc biệt ta đã làm chủ thành phố Huế trong 25 ngày đêm với 80% thành phố bị phá hủy. Tại sao lại có sự chênh lệch thời gian của giờ G và ngày N chiến dịch, bởi vì một số địa phương không biết là ngày N tính theo ngày âm hay dương lịch (năm 1967 Miền bắc đã đổi lịch nên sẽ đón giao thừa trễ hơn 1 ngày), dù trong lệch đã mở ngoặt là (dương lịch). Tuy ta đánh khắp miền Nam, nhưng ở đây tôi chỉ, nói đến mặt trận Sài Gòn và mặt trận Huế. Tại thành phố Sài Gòn trong 25 mục tiêu quan trọng được giao nghiên cứu, đến năm 1968 có 8 mục tiêu được quyết định tấn công, bao gồm Bộ Tổng tham mưu, Biệt khu thủ đô, khám Chí Hòa, sân bay Tân Sơn Nhất, dinh Độc Lập, Tổng nha cảnh sát, Bộ Tư lệnh hải quân và Đài phát thanh. Tuy nhiên, đến ngày cuối, một số mục tiêu do nhiều lý do buộc phải hủy kế hoạch. Các mũi tiến công theo đúng kế hoạch áp sát mục tiêu chờ lệnh. Đáng tiếc là, gần đến giờ G, biệt động mất liên lạc với các đơn vị bộ đội hiệp đồng. Dù vậy, họ vẫn quyết tâm thực hiện kế hoạch trong sự tương quan lực lượng quá chênh lệch. Mỗi mục tiêu chỉ có nhiều lắm là 20 người với trang bị vũ khí cá nhân hạng nhẹ và thuốc nổ. Trong khi đó, lực lượng đối phương là hàng tiểu đoàn, lữ đoàn trang bị đến cả xe tăng, trực thăng vũ trang… Giữa lúc đó, đồng chí tư lệnh Tư Chu nói một câu nổi tiếng đại diện cho khí phách và tinh thần chiến đấu kiên cường- quyết tử của những chiến sĩ biệt động: “Biệt động có bao nhiêu đánh bấy nhiêu”. Trong cuộc chiến đấu ở tòa đại sứ mỹ toàn đội 17 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, còn lại một người bị bắt là đội trưởng Ba Đen. Anh trở thành nhân chứng duy nhất còn lại của trận đánh Sứ quán Mỹ. Trận đánh kéo dài 6h30 này đã như 1 quả bom nổ ngay trên chính trường nước Mỹ đã gây kinh hoàng cho cả nước Mỹ, khiến cho chính quyền Mỹ choáng váng. Qua sự kiện Tết Mậu Thân, công chúng Mỹ đã thấy được Chính phủ Mỹ đang lừa dối họ. Do đó, phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam càng lên cao. Nhiều người trong chính giới Mỹ đòi xét lại chính sách của Mỹ với cuộc chiến tranh này. Trận tấn công của Biệt động vào Đại sứ quán Mỹ làm chấn động toàn nước Mỹ. Trong quyển sách “Tết” dày 380 trang xuất bản tại New York, nhà báo Mỹ Don Oberdoifer có mặt ở miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân đã giành hẳn chương 1 nói về ảnh hưởng của trận đánh này, có đoạn viết: “Tuy là một trận đánh nhỏ về số người tham gia, nhưng đã kích động mạnh mẽ công chúng Mỹ về chính trị và tâm lý. Sứ quán Mỹ, nơi ngọn cờ sao và vạch chính thức cắm trên lãnh thổ Việt Nam, là điểm tượng trưng cho cố gắng và quyền lực Mỹ! Làm cho người ta nghĩ rằng lực lượng Cộng sản mạnh hơn nhiều so với mức chính phủ Mỹ mô tả… Và như vậy chiến tranh còn lâu mới kết thúc…”. Báo Washington bình luận: “dân chúng Mỹ choáng váng, không khí Washington ảm đạm. Tổng thống vừa đau tim vừa đau đầu. Sự sửng sốt ngày đầu chuyển sang rã rời tuyệt vọng…”. Tờ Daily News Washington đăng xã luận với tựa đề hoang mang: Chúng ta trước đây ở đâu? “chúng ta hiện nay ở đâu? Kèm theo là bức tranh biếm họa Westmoreland đụng đầu với một chiến sĩ giải phóng ở góc nhà đề chữ “sứ quán Mỹ – Sài Gòn”. Những ngôi sao cấp tướng bật khỏi cầu vai, súng của Wes rơi xuống đất, còn súng của người chiến sĩ giải phóng thì cắm vào bụng Wes, phía dưới có dòng chữ phụ đề “chúng ta đi qua chỗ ngoặt. tướng Wes ạ…”. Ngày 27-2-1968, Crô-ki-tơ, một phóng viên chính của Hãng truyền hình CBS Mỹ đến Sài Gòn tận mắt xem xét tình hình, đã bình luận: “Giờ đây, có lẽ điều chắc chắn hơn bao giờ hết là cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam sẽ đi vào bế tắc” và nói thêm rằng “chỉ còn một cách để người Mỹ thoát khỏi vũng lầy là thương lượng với Hà Nội”. Trước tình hình đó, Quốc hội Mỹ phải xem xét lại toàn bộ chính sách và chiến lược của Mỹ ở nam Việt Nam. Nội bộ các cố vấn thân cận Tổng thống Mỹ diễn ra sự chia rẽ gay gắt về quan điểm đối với cuộc chiến tranh mà Mỹ đang theo đuổi ở Việt Nam. Dư luận Mỹ và phần lớn nghị sĩ Quốc hội, quan chức cao cấp trong chính quyền và giới tài phiệt nhận thức rõ ràng rằng: Mỹ không thể giành chiến thắng ở Việt Nam; rằng có tăng quân, tăng tiền của, Mỹ cũng không thể giành lại quyền chủ động trên chiến trường. Ngày 25-3-1968, Tổng thống Johnson và Bộ trưởng Quốc phòng Clifford (người mới thay McNamara) phải triệu tập cuộc họp gọi là “những người am hiểu và khôn ngoan nhất”, gồm 14 quan chức cao cấp. Sau những tranh cãi gay gắt, thì 10 trên 14 người đã tán đồng chấm dứt leo thang chiến tranh và có biện pháp rút lui ra khỏi cuộc chiến. Tiếp đó, ngày 26-3-1968, Bộ trưởng Quốc phòng Clifford đã báo cáo với Tổng thống rằng, theo ý ông, cuộc chiến tranh Việt Nam là “một canh bạc thua thực sự”. Cuối cùng, nước Mỹ đã đi đến quyết định: Tướng Westmoreland – Tổng chỉ huy quân Mỹ ở nam Việt Nam bị cách chức; Ðô đốc Sáp thôi giữ chức Tư lệnh Thái Bình Dương. Ngày 31-3-1968, Johnson buộc phải đơn phương tuyên bố: Ngừng ném bom bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra, chấp nhận ngồi vào bàn hội nghị, đàm phán song phương với ta tại Paris về lập lại hòa bình ở Việt Nam, chấm dứt việc đưa quân Mỹ vào chiến trường miền nam và tuyên bố không ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. Ðây là sự công khai thừa nhận chiến lược “Chiến tranh cục bộ” đã phá sản. Sau sự kiện Tết Mậu Thân, một số nhà quân sự Mỹ mà điển hình là Đại tá Ha-ry G. Săm-mơ Jr (Harry G.Summers Jr), thuộc Viện nghiên cứu chiến lược, Trường chiến tranh quân đội Mỹ viết: Mỹ đã “thắng về chiến thuật, thua về chiến lược”, Vậy luận điểm này có đúng không ?? Đó là quan điểm riêng của họ và là cách nhìn của họ về cuộc chiến. Muốn xem xét thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 thì phải đặt nó trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước 21 năm của dân tộc ta thì mới thấy ý nghĩa, tầm vóc và giá trị lịch sử to lớn. Trong quan điểm của Ha-ry G. Săm-mơ Jr, tôi đồng ý với vế sau, Mỹ đã hoàn toàn tất bại về chiến lược. Bởi không thế thì làm sao sau Tết Mậu Thân 1968, chính quyền Giôn-xơn phải xuống thang chiến tranh, chịu ngồi đàm phán với ta ở Paris, đặc biệt là việc thay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mắc-ra-na-ma, thay Tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam Oét-mo-len, đồng thời không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ hai. Còn nếu nói thắng về chiến thuật thì tôi không nhất trí đâu. Đồng chí biết đấy, bất kể một cuộc chiến nào cũng phục vụ mục đích chính trị. Muốn thắng về chính trị thì phải thắng về quân sự trước. Trong quân sự có một nguyên tắc là: chỉ khi nào thắng về chiến thuật mới thắng được về chiến dịch và đi tới thắng về chiến lược. Thực tế đã chứng minh, nếu ta không thắng được ở Điện Biên Phủ thì quân Pháp đâu dễ gì chịu thua. Hay từ khi Mỹ sử dụng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” đến trước khi xảy ra Tổng tiến công Mậu Thân 1968, lực lượng vũ trang của ta từng đánh thắng quân Mỹ, như các trận: Tháng 3-1965, một đại đội bộ đội địa phương Quân giải phóng đã tập kích đánh tan một đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ ở Núi Thành (Quảng Nam). Tháng 8-1965, một trung đoàn chủ lực của Quân giải phóng đã tiến công và giành thắng lợi trước lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ với quân số lớn hơn tại Vạn Tường. Tháng 11-1965, ta chủ động mở chiến dịch Plây Me trên miền rừng núi Tây Nguyên, tiêu diệt gọn 1 tiểu đoàn kỵ binh không vận số 1 của Mỹ. Còn trong lịch sử chiến tranh thế giới thì nhiều lắm, dẫn chứng không xuể đâu. Nói về chiến thuật, trong tác chiến có thể có trận thắng, có thể có trận chưa đạt được mục đích, thậm chí phải lùi… Như vậy, tiến lùi để tạo thế, để tận dụng thời cơ, để phục vụ mục đích tác chiến lâu dài, phù hợp với cách đánh và nghệ thuật chiến tranh truyền thống của dân tộc là chuyện hết sức bình thường. Còn trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, nói ta thua về mặt chiến thuật là chẳng đúng chút nào. Tất cả các thành phố, đô thị, những nơi chính quyền và các vị trí trú quân của Mỹ, ngụy ở miền Nam Việt Nam đều bị đánh, có nơi bị đánh thiệt hại rất nặng, việc đó làm cho tinh thần binh lính địch suy sụp, rệu rã. Vậy thử hỏi, nếu không có những trận chiến đấu ấy thì làm sao có được kết quả thay đổi sau này. Như vậy, thì việc cho rằng ta thua về chiến thuật trong Tết Mậu Thân 1968 là phi lý và mang tính chất bảo thủ, không dám thừa nhận thất bại mà thôi. Tuy nhiên phải nhìn nhận khách quan rằng việc đối đầu với kẻ thù không cân sức như vậy đã gây ra cho ta rất nhiều tổn thất to lớn nhưng kẻ thù cũng đã thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất và kế sách chiến tranh cục bộ tiêu tốn hàng tỉ đô sụp đổ.